Nhà đầu tư nước ngoài cần lưu ý điều gì khi đầu tư vào Việt Nam?

Nhà đầu tư nước ngoài cần lưu ý điều gì khi đầu tư vào Việt Nam?

Việt Nam là nền kinh tế có độ mở rất lớn, tham gia hầu hết các hiệp định thương mại tự do (FTA) quan trọng như: Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CP TPP), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA), cùng hàng loạt các FTA song phương khác, Việt Nam nhận được nhiều niềm tin từ các nhà đầu tư đến từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đức, Mỹ, Pháp,… với nguồn vốn dồi dào.

Vậy những đối tượng nào thuộc trường hợp phải xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại Việt Nam. Các nhà đầu tư nước ngoài đã nắm rõ thủ tục này hay chưa? Trong bài viết này, Dream Law sẽ đưa ra những điểm đáng lưu ý về đối tượng  cần xin cấp giấy chứng nhận đầu tư để được phép đầu tư vào Việt Nam cũng như thủ tục xin cấp loại giấy chứng nhận này.

1.Các trường hợp phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

– Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài;

– Tổ chức kinh tế phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi đầu tư thành lập tổ chức kinh tế; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp của tổ chức kinh tế; đầu tư theo hợp đồng BCC thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a.Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;

b.Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a khoản này nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên;

c.Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.

2.Thẩm quyền tiếp nhận, cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Dự án Cơ quan có thẩm quyền

-Dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;

– Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao tại những địa phương chưa thành lập Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất và khu công nghệ cao.

Sở Kế hoạch và Đầu tư
–  Dự án đầu tư thực hiện trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

–  Dự án đầu tư thực hiện đồng thời ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế.

Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi nhà đầu tư đặt hoặc dự kiến đặt trụ sở chính hoặc văn phòng điều hành
– Dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao;

– Dự án đầu tư thực hiện trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.

Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế

3.Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư

 Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký đầu tư đến Cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền bao gốm:

-Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

– Bản sao chứng thực giấy tờ tùy thân với nhà đầu tư là cá nhân; bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư là tổ chức;

– Đề xuất dự án đầu tư;

– Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

– Đề xuất nhu cầu sử dụng đất; trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;

– Giải trình về sử dụng công nghệ đối với dự án quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 của Luật Đầu tư;

– Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

Đối với dự án đầu tư đã triển khai hoạt động, nhà đầu tư nộp hồ sơ với các tài liệu như trên nhưng thay đề xuất dự án đầu tư bằng báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư từ thời điểm triển khai đến thời điểm đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Thời gian: 15 ngày kể từ ngày  cơ quan đăng ký đầu tư nhận được hồ sơ hợp lệ

4.Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư

Thủ tục để nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo chủ trương của UBND  cấp tỉnh, Thủ tướng Chính phủ, Quốc hội được Dream Law cung cấp thông tin tại các bài viết:

Dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của UBND cấp tỉnh

Dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ

Dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư của Quốc hội

Trên đây là một số lưu ý về thủ tục đăng ký đầu tư ban đầu, để biết thêm thông tin chi tiết về vấn đề này cũng như nhiều vấn đề pháp lý khác liên quan đến tư vấn đầu tư cho doanh nghiệp cũng như nhà đầu tư nước ngoài, liên hệ ngay Hottline: 024 6653 9546

——————————————————

Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Dream Law

Địa chỉ: P401, Số 68 Phan Kế Bính, Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội

SĐT: 02466539546

Email: dreamlawllc@gmail.com

Website: https://dreamlaw.vn/

 

 

 

 

 

 

 

 

SEND REQUEST FOR INFORMATION CONSULTING

You can contact directly to register

Email: dreamlawllc@gmail.com

Phone: 0977.431.879

Or leave the registration information to attend

[contact-form-7 404 "Not Found"]