Thành lập địa điểm kinh doanh

Thành lập địa điểm kinh doanh

 

Năm 2018, Chính phủ ban hành nghị định số 108/2018-NĐ/CP trong đó mở rộng phạm vi cho phép thành lập địa điểm kinh doanh. Đây là thay đổi đáng chú ý bởi các quy định này giúp doanh nghiệp có thêm lựa chọn để đưa ra phương án thực hiện kinh doanh phù hợp với kế hoạch của công ty. Trong bài viết, Dream law sẽ cùng quý khách tìm hiểu ưu nhược điểm của thành lập địa điểm kinh doanh so với thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện và thủ tục thông báo thành lập địa điểm kinh doanh.

Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể. Nếu như trước ngày 10/10/2018 theo nghị định 78/2015/NĐ-CP thì doanh nghiệp chỉ được phép thành lập địa điểm kinh doanh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở doanh nghiệp thì hiện nay, theo nghị định 108/2018/NĐ-CP, địa điểm kinh doanh có thể khác đặt ở các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với nơi đặt trụ sở chính.

  1. Những ưu điểm và nhược điểm của việc thành lập địa điểm kinh doanh:

         Thành lập địa điểm kinh doanh có một số ưu điểm so với thành lập chi nhánh hoặc thành lập văn phòng đại diện:

  • So với văn phòng đại diện, theo quy định của Luật Thương mại 2005 thì văn phòng đại diện không được phép thực hiện chức năng kinh doanh trực tiếp. Ngược lại, địa điểm kinh doanh được phép thực hiện các hoạt động kinh doanh cụ thể. Đây là đặc điểm khác biệt và cũng là ưu điểm của thành lập địa điểm kinh doanh.
  • So với chi nhánh, điểm thuận lợi của thành lập địa điểm kinh doanh đó chính là để đi vào hoạt động chính thức, các thủ tục cần phải thực hiện của địa điểm kinh doanh sẽ nhanh chóng và thuận tiện hơn thành lập chi nhánh. Việc này rất phù hợp với mục tiêu mở rộng thị trường tại những khu vực mới, chưa có tính ổn định.

          Nhược điểm của thành lập địa điểm kinh doanh so với chi nhánh và văn phòng đại diện:

  • Thương nhân nước ngoài không được đăng ký thành lập địa điểm kinh doanh mà bắt buộc phải thành lập chi nhánh hoặc văn phòng đại diện.

  1. Thủ tục thành lập địa điểm kinh doanh.
  • Chuẩn bị hồ sơ: Thông báo về việc lập địa điểm kinh doanh được quy định tại Thông tư số 02/2019/TT-BKHDT.
  • Cơ quan có thẩm quyền: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có quyết định thành lập địa điểm kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo lập địa điểm kinh doanh đến Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đặt địa điểm kinh doanh. 
  • Thời gian giải quyết: Sau 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh cho doanh nghiệp.

Như vậy, nếu quý khách có ý định thành lập địa điểm với chức năng chính là thực hiện kinh doanh mở rộng thị trường, ảnh hưởng của doanh nghiệp với các tiêu chí như thủ tục thành lập, sau thành lập đơn giản, có thể nhanh chóng đi vào hoạt động đồng thời không phải tiến hành việc kê khai thuế định kỳ, địa điểm kinh doanh sẽ là lựa chọn phù hợp cho nhu cầu của quý khách.

 

Trên đây là những điểm cần lưu ý đối với việc thành lập địa điểm kinh doanh và thủ tục để thực hiện công việc này. Để được Dream Law tư vấn chi tiết về vấn đề này cũng như nhiều vấn đề pháp lý khác liên quan đến hoạt động thường xuyên của doanh nghiệp, liên hệ ngay Hottline: 024 6653 9546

——————————————————

Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Dream Law

Địa chỉ : P401, Số 68 Phan Kế Bính, Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội
SĐT : 02466539546
Email :dreamlawllc@gmail.com
Website : https://dreamlaw.vn/

 

 

 

SEND REQUEST FOR INFORMATION CONSULTING

You can contact directly to register

Email: dreamlawllc@gmail.com

Phone: 0977.431.879

Or leave the registration information to attend

[contact-form-7 404 "Not Found"]