Các vấn đề liên quan đến bí mật kinh doanh

Các vấn đề liên quan đến bí mật kinh doanh

  1. Khái niệm và điều kiện bảo hộ Bí mật kinh doanh.

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh. Chúng có vai trò quyêt định trong việc tạo nên ưu thế trong kinh doanh cho chủ hữu sở hữu thông tin bí mật đó.

Tuy nhiên không phải thông tin bí mật nào cũng được bảo hộ là bí mật kinh doanh. Theo Điều 84 Luật sở hữu trí tuệ (SHTT) 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, quy định ba điều kiện để thông tin bí mật được coi là bí mật kinh doanh như sau:

  • Sự hiểu biết: “Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được”.
  • Tính quyết định: “Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó”. Điều này có thể hiểu rằng thông tin bí mật này phải mang lại sự có ích ở chỗ nâng cao vị thế hoặc tạo ưu thế cạnh tranh cho người nắm giữ thông tin.
  • Tính bí mật: “Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được”. Không đương nhiên mà pháp luật quy định tính bí mật trên là một trong những điều kiện để xác định thông tin bí mật được bảo vệ là bí mật kinh doanh. Ở đây, trước khi được nhà nước bảo hộ thì chính chủ thể nắm giữ thông tin bí mật trên phải chứng minh đã sử dụng các biện pháp hợp lý và cần thiết để bảo hộ thông tin bí mật của mình.

Theo đó, luật SHTT hiện hành cũng quy định các thông tin bí mật không được coi là bí mật kinh doanh:

  • Bí mật về nhân thân
  • Bí mật về quản lý nhà nước;
  • Bí mật về quốc phòng, an ninh;
  • Thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh.
  1. Các hành vi được coi là sử dụng bí mật kinh doanh
  • Áp dụng bí mật kinh doanh để sản xuất sản phẩm, cung ứng dịch vụ, thương mại hàng hoá;
  • Bán, quảng cáo để bán, tàng trữ để bán, nhập khẩu sản phẩm được sản xuất do áp dụng bí mật kinh doanh.
  1. Các cách bảo vệ bí mật kinh doanh:

Thứ nhất, đăng ký sáng chế: Do hiện nay vẫn chưa có quy định đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ với bí mật kinh doanh nên chủ sở hữu bí mật kinh doanh có thể thực hiện việc bảo vệ bí mật kinh doanh là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên, dưới bằng sáng chế. Tuy nhiên, khi bí mật kinh doanh này được đăng ký dưới là đối tượng sáng chế thì việc bảo hộ phải tuân theo các quy định về bảo hộ sáng chế .

Thứ hai, tự bảo vệ: Do không phải đối tượng nào thuộc bí mật kinh doanh cũng có thể được bảo hộ dưới dạng sáng chế và việc bảo hộ dưới bằng sáng chế cũng có những hạn chế nhất định, do vậy việc lưu giữ các bí mật kinh doanh bằng các cách thức do mình đặt ra cũng được nhiều tập đoàn lớn áp dụng.

Theo đó, tại Điều 198, Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009 quy định: “Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình:

a) Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;

b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;

c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;

d) Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.”

      4. Các hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh

Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh, bao gồm:

  • Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh đó;
  • Bộc lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;
  • Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, xui khiến, mua chuộc, ép buộc, dụ dỗ, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập hoặc làm bộc lộ bí mật kinh doanh;
  • Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người nộp đơn theo thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan có thẩm quyền;

Trong các hành vi trên, hành vi thứ nhất và thứ hai là diễn ra phổ biến hơn cả.

  1. Các trường hợp ngoại lệ đối với bí mật kinh doanh:

Chủ sở hữu bí mật kinh doanh không có quyền cấm người khác thực hiện các hành vi sau kể cả trong trường hợp chủ sở hữu có cho rằng đó là hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh của mình:

  • Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh thu được khi không biết và không có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh đó do người khác thu được một cách bất hợp pháp;
  • Bộc lộ dữ liệu bí mật nhằm bảo vệ công chúng theo quy định của pháp luật
  • Sử dụng dữ liệu bí mật quy trong đơn xin cấp phép kinh doanh, lưu hành dược phẩm, nông hoá phẩm không nhằm mục đích thương mại;
  • Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra một cách độc lập;
  • Bộc lộ, sử dụng bí mật kinh doanh được tạo ra do phân tích, đánh giá sản phẩm được phân phối hợp pháp với điều kiện người phân tích, đánh giá không có thoả thuận khác với chủ sở hữu bí mật kinh doanh hoặc người bán hàng.————————————————————————————-

     

    Trên đây là bài tư vấn của Dreamlaw về bí mật kinh doanh. Để được Dream Law tư vấn chi tiết về bí mật kinh doanh cũng như nhiều vấn đề pháp lý khác liên quan đến sở hữu trí tuệ, liên hệ ngayHottline: 024 6653 9546

 

 

 

SEND REQUEST FOR INFORMATION CONSULTING

You can contact directly to register

Email: dreamlawllc@gmail.com

Phone: 0977.431.879

Or leave the registration information to attend

[contact-form-7 404 "Not Found"]