Hợp đồng cần đáp ứng điều kiện gì để không bị vô hiệu

Hợp đồng cần đáp ứng điều kiện gì để không bị vô hiệu

          Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên nhằm xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự nhất định. Tuy xuất phát từ sự thỏa thuận của các bên trong hợp đồng nhưng vì một số nguyên nhân nhất định mà hợp đồng có thể bị vô hiệu. Vậy những nguyên nhân đó là gì? Thông qua bài viết sau, Dream Law sẽ cung cấp cho bạn đọc, quý khách hàng những thông tin cơ bản nhất để một hợp đồng có hiệu lực.

          1. Điều kiện để một hợp đồng có hiệu lực

          Có nhiều yếu tố tạo nên một hợp đồng có giá trị pháp lý để ràng buộc quyền, nghĩa vụ giữa các bên trong hợp đồng. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì những yếu tố sau là điều kiện quan trọng để tạo nên hiệu lực của hợp đồng:

          1.1. Điều kiện về chủ thể:

          Chủ thể tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng là những cá nhân, tổ chức có quyền và nghĩa vụ trực tiếp đối với hợp đồng đó. Pháp luật quy định những cá nhân, tổ chức tham gia ký kết hợp đồng phải là những người có năng lực pháp luật, năng lực hành vi dân sự phù hợp với từng loại hợp đồng giao kết.

          Ngoài ra, điều kiện về chủ thể để hợp đồng có hiệu lực là các bên tham gia ký kết hợp đồng hoàn toàn tự nguyện và không chịu sự ép buộc của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào.

          1.2. Điều kiện về nội dung HĐ:

          Nội dung hợp đồng là những điều khoản mà các bên thỏa thuận với nhau để thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình. Tuy hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên nhưng mục đích, nội dung của hợp đồng không được vi phạm điều cấm pháp luật và không được trái đạo đức xã hội.

          1.3. Điều kiện về hình thức HĐ:

          Vì hợp đồng có thể thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể, do đó trong một số trường hợp luật định, hình thức hợp đồng là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.

          Ví dụ: Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản và phải được công chứng, chứng thực.

          2. Các trường hợp hợp đồng vô hiệu

          Khi một hợp đồng không đáp ứng được các yếu tố ở phần 1 thì hợp đồng đó sẽ bị vô hiệu. Có thể chia các trường hợp hợp đồng vô hiệu theo các yếu tố trên như sau:

          2.1.  Về chủ thể:

          TH1: Hợp đồng vô hiệu do chủ thể chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi ký kết HĐ: Khi chủ thể ký kết hợp đồng là những người nêu trên và theo quy định thì hợp đồng phải được người đại diện xác lập, thực hiện hoặc đồng ý thì theo yêu cầu của người đại diện hợp pháp của họ, Tòa án sẽ tuyên bố hợp đồng vô hiệu, trừ các trường hợp sau:

          – Hợp đồng đáp ứng nhu cầu thiết yếu, phục vụ sinh hoạt hàng ngày của người ký kết hợp đồng.

          – Hợp đồng ký kết chỉ phát sinh quyền, hoặc chỉ miễn trừ nghĩa cho người ký kết hợp đồng.

          – Hợp đồng được thừa nhận là có hiệu lực sau khi người ký kết hợp đồng đã thành niên, hoặc khi đã được khôi phục năng lực hành vi dân sự.

          TH2: Vô hiệu do nhầm lẫn 

          Trừ trường hợp mục đích của hợp đồng đã đạt được hoặc các bên khắc phục được sự nhầm lẫn thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu khi hợp đồng có sự nhầm lẫn làm một bên hoặc các bên trong hợp đồng không đạt được mục đích của mình.

          TH3: Vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép 

          Trường hợp một bên trong quan hệ hợp đồng khi ký kết hợp đồng mà bị lừa dối, đe dọa hay cưỡng ép việc ký kết thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu.

          TH4: Vô hiệu do chủ thể ký kết ko nhận thức và làm chủ được hành vi của mình

          Nếu người ký kết hợp đồng có năng lực hành vi dân sự, nhưng khi ký kết hợp đồng lại vào đúng thời điểm không nhận thức và làm chủ hành vi của mình thì có quyền yêu cầu Tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu.

          1.2.  Về nội dung của hợp đồng

          TH5: Vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội

         Các bên có thể thỏa thuận nội dung hợp đồng tùy thuộc vào tính chất, điều kiện thực tế của các bên. Pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận đó. Tuy nhiên, nội dung của hợp đồng không được trái điều cấm của luật cũng như trái đạo đức xã hội.

          TH6: Vô hiệu do giả tạo 

         Nếu các bên ký kết hợp đồng với mục đích che giấu giao dịch khác hoặc ký kết để trốn tránh nghĩa vụ với bên thứ ba thì hợp đồng giả tạo đó vô hiệu.

         Cần lưu ý là chỉ có hợp đồng giả tạo vô hiệu còn giao dịch khác vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

         TH7: HĐ vô hiệu từng phần

         Trường hợp một phần nội dung của hợp đồng vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại thì hợp đồng không vô hiệu toàn bộ mà chỉ vô hiệu từng phần.

         1.3. Về hình thức hợp đồng 

         Hình thức hợp đồng là một trong những điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Tuy nhiên, pháp luật mở rộng trường hợp vi phạm về hình thức nhưng hợp đồng vẫn có hiệu lực. Bộ luật dân sự năm 2015 quy định nếu hợp đồng không tuân thủ điều kiện về hình thức, nhưng một bên hoặc các bên đã thực hiện được ⅔ nghĩa vụ hợp đồng thì hợp đồng vẫn có hiệu lực nếu một trong các bên yêu cầu Tòa án công nhận hiệu lực của hợp đồng đó.

         3. Hậu quả của HĐ vô hiệu

         Khi một hợp đồng bị vô hiệu thì hậu quả pháp lý được giải quyết như sau:

         – Hợp đồng vô hiệu sẽ không làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên.

       – Các bên trong hợp đồng tiến hành hoàn trả cho nhau những gì đã nhận, trường hợp không trả được bằng hiện vật thì sẽ trị giá bằng tiền để trả.

         – Hợp đồng vô hiệu mà có bên ngay tình thu hoa lợi, lợi tức thì sẽ không phải trả hoa lợi, lợi tức đó.

         – Bên có lỗi trong hợp đồng phải bồi thường thiệt hại.

         – Hậu quả liên quan đến quyền nhân thân sẽ do luật định.

         4. Thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu

         Trừ trường hợp hợp đồng vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, đạo đức xã hội và vô hiệu do giả tạo là thời hiệu không bị hạn chế, còn lại thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên hợp đồng vô hiệu đối với các trường hợp khác là 02 năm. Tùy từng trường hợp cụ thể mà xác định 02 năm kể từ thời điểm nào do pháp luật quy định.

         Để một hợp đồng không bị vô hiệu, có giá trị pháp lý ràng buộc giữa các bên thì phải đáp ứng được các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, đồng thời không thuộc các trường hợp bị vô hiệu. Để biết thêm thông tin chi tiết về vấn đề này, hãy liên hệ ngay đến hotline: 024 6653 9546 để được tư vấn và giải đáp.

——————————————————

Công ty TNHH Tư vấn Đầu tư Dream Law

Địa chỉ: P401, Số 68 Phan Kế Bính, Cống Vị, Ba Đình, Hà Nội

SĐT: 02466539546

Emaildreamlawllc@gmail.com

Websitehttps://dreamlaw.vn/

 

 

 

 

 

 

 

SEND REQUEST FOR INFORMATION CONSULTING

You can contact directly to register

Email: dreamlawllc@gmail.com

Phone: 0977.431.879

Or leave the registration information to attend

[contact-form-7 404 "Not Found"]