Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

 

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Việc đăng ký nhãn hiệu là quyền của cá nhân, tổ chức, theo đó, việc bảo hộ nhãn hiệu là cơ sở pháp lý để đảm bảo lợi ích của cá nhân, tổ chức đăng ký bảo hộ. Bài viết dưới đây Dream Law sẽ cung cấp cho quy đọc giả về khái quát đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

  1. Vai trò của việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
  • Phân biệt hàng hóa/dịch vụ cùng chủng loại: Nhãn hiệu thì thường đi kèm với sản phẩm hàng hóa và dịch vụ, là công cụ để người tiêu dùng biết sản phẩm do đơn vị nào cung cấp. Do đó phân biệt sản phẩm hàng hóa/dịch vụ giữa các doanh nghiệp chính là vai trò đầu tiên của nhãn hiệu.
  • Chỉ dẫn nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm hàng hóa/dịch vụ: Người tiêu dùng khi lựa chọn sản phẩm rất chú trọng đến nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm đó. Và nhãn hiệu sẽ là công cụ thực hiện chức năng này để rồi từ đó xây dựng uy tín sản phẩm của doanh nghiệp trong mắt người tiêu dùng, giúp người tiêu dùng lựa chọn đúng sản phẩm uy tín.
  • Là động lực để nâng cao chất lượng sản phẩm: Một khi nhãn hiệu hàng hóa đã có vị thế nhất định trên thị trường thì sẽ trở thành động lực để doanh nghiệp duy trì và nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hóa/dịch vụ, đáp ứng tiêu chuẩn mà người tiêu dùng mong muốn.
  1. Quyền của chủ sở hữu khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
  • Chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ được độc quyền sử dụng nhãn hiệu cho sản phẩm dịch vụ đã đăng ký.
  • Chủ sở hữu sẽ được pháp luật bảo vệ khi nhãn hiệu có dấu hiệu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Theo đó chủ sở hữu có thể yêu cầu cơ quan chức năng tiến hành xử lý hành vi xâm phạm khi phát hiện có bên khác vi phạm hoặc được chính cơ quan chức năng thông báo hành vi xâm phạm của bên khác.
  • Chủ sở hữu có tiền đề để phát triển nhãn hiệu lâu dài trên cơ sở đã được đăng ký độc quyền và không sợ trong quá trình kinh doanh bị bên khác đăng ký hoặc sử dụng mất. Từ đó đảm bảo được uy tín, chất lượng sản phẩm mang nhãn hiệu mà chủ sở hữu đã đăng ký.
  1. Phạm vi bảo hộ của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu:

Quyền đối với nhãn hiệu được ghi nhận theo phạm vi lãnh thổ và phạm vi ngành nghề mà người nộp đơn đăng ký bảo hộ. Cụ thể:

  • Nhãn hiệu được cấp giấy chứng nhận ở quốc gia nào chỉ có hiệu lực trong phạm vi quốc gia đó.
  • Người nộp đơn chỉ được bảo hộ nhãn hiệu cho lĩnh vực mà mình được cấp văn bằng bảo hộ.
  1. Thời hạn bảo hộ của nhãn hiệu

Theo quy định của pháp luật hiện hành, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn. Kết thúc mười năm hiệu lực thì người nộp đơn có quyền tiến hành gia hạn hiệu lực cho văn bằng bảo hộ nhiều lần để việc bảo hộ nhãn hiệu được tiếp tục duy trì hiệu lực.

———————————————

Trên đây là một vài điểm chú ý về bảo hộ nhãn hiệu.

Để được Dream Law tư vấn chi tiết về bảo hộ nhãn hiệu cũng như nhiều vấn đề pháp lý khác liên quan đến sở hữu trí tuệ, liên hệ ngayHottline: 024 6653 9546

SEND REQUEST FOR INFORMATION CONSULTING

You can contact directly to register

Email: dreamlawllc@gmail.com

Phone: 0977.431.879

Or leave the registration information to attend

[contact-form-7 404 "Not Found"]